Review địa điểm ăn vặt1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn có mập không?

1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn có mập không?

Bánh mì sandwich chứa nhiều tinh bột và hàm lượng carbs đáng kể nhưng vẫn có người còn băn khoăn liệu ăn bánh mì có gây béo thực sự hay không? Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc này, 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo và cách bảo quản bánh mì lâu ra sao nhé!

1. Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?

Bánh mì là loại thực phẩm được làm từ lúa mì hoặc ngũ cốc, men cùng với nhiều thành phần khác. Vì thế, bánh mì thường giàu calo, chứa nhiều carbs, ít các vi chất dinh dưỡng (như vitamin, khoáng chất) và một số chất kháng dinh dưỡng gây ra vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, người ta khắc phục điều này bằng cách bổ sung vào bánh mì các chất dinh dưỡng khác như các loại ngũ cốc nguyên hạt hay các loại hạt nảy mầm để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trung bình 1 lát bánh mì sandwich trắng (25gr) chứa 67 calo và bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Carbs: 13gr
  • Chất đạm: 2gr
  • Chất béo: 1gr
  • Chất xơ: 0.6gr
  • Vitamin B1: 8% RDI (giá trị dinh dưỡng được khuyến dùng mỗi ngày)
  • Vitamin B2: 5% RDI
  • Vitamin B3: 5% RDI
  • Vitamin B9: 7% RDI
  • Khoáng chất: 7% RDI natri, 6% RDI mangan, 6% RDI selen, 5% RDI sắt,…

Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?

2. Ăn bánh mì có mập không?

Như đã chia sẻ, mỗi lát bánh mì trắng chứa khoảng 67 calo, trong một bữa sáng bạn có thể ăn 4 lát bánh mì với tổng cộng 268 calo kèm với một cốc sữa bò (170ml) chứa 23 calo. Vậy bữa ăn sáng của bạn đã hấp thụ khoảng 291 calo, là con số tương đối ổn, không gây mập cho cơ thể.

Khẩu phần ăn bánh mì và uống sữa bò cung cấp hàm lượng calo thấp hơn nhiều so với việc bạn dùng một bát phở gà (thường 400 – 500 calo), 1 gói xôi gấc (có thể đến 600 calo) hoặc 1 gói xôi bắp (từ 350 – 500 calo).

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại bánh mì giảm cân làm từ bột yến mạch, bột mì nguyên cám, bột ngũ cốc hay bột mì đen cũng giúp cho bạn kiểm soát được hàm lượng calo hấp thụ.

3. Cách nhận biết bánh mì sandwich bị hỏng

Ngoài việc nhìn kĩ thời hạn sử dụng trên bao bì, bạn cũng nên chú ý đến một số đặc điểm khác cho thấy bánh mì sandwich có thể bị hỏng như sau:

Nấm mốc: Đó là các dấu hiệu xuất hiện các đốm mờ cho đến đậm có màu xanh lá cây, đen, hồng hoặc trắng, do các vi khuẩn phát triển thành bào tử hút các chất dinh dưỡng có trong bánh mì và sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn ăn phải.

Mùi hôi khó chịu: Ngoài việc nhìn thấy nấm mốc, bánh mì còn có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu do các bào tử của vi khuẩn đang trong quá trình sinh sôi, phát triển.

Vị lạ: Nếu bạn cảm thấy vị bánh mì không còn ngon nữa dù không xuất hiện nấm mốc hay mùi hôi khác thường thì bạn cũng tránh dùng, vì có thể gây hại cho sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn.

Kết cấu bánh thay đổi, bị cứng: Khi kết cấu bánh mì bị thay đổi, bạn vẫn có thể sử dụng được trừ khi chúng bị nấm mốc, nhưng sẽ không ngon bằng so với loại bánh mì vừa mới làm hoặc bảo quản đúng cách.

Cách nhận biết bánh mì sandwich bị hỏng
Cách nhận biết bánh mì sandwich bị hỏng

Mách nhỏ: Nhìn chung, thời gian bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng có thể từ 3 – 7 ngày.

  • Với những loại bánh mì sử dụng chất bảo quản (như kali sorbat, canxi propionate, axit sorbic hay natri benzoate) có thời gian sử dụng lâu hơn, bạn có thể tham khảo trên bao bì của nhà sản xuất.
  • Với những loại bánh mì tươi, không chất bảo quản, có thời gian sử dụng từ 3 – 4 ngày ở nhiệt độ phòng. Trong đó, bánh mì không chứa gluten thường dễ bị mốc hơn do có độ ẩm cao và ít khi sử dụng chất bảo quản.

4. Cách bảo quản bánh mì sandwich

Thời hạn sử dụng bánh mì sandwich không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu mà còn bị ảnh hưởng bởi cách bảo quản bánh mì.

Bánh mì thường có xu hướng dễ bị hỏng hơn nếu như bạn bảo quản chúng trong môi trường ẩm. Vì thế, nếu bảo quản bánh ở nhiệt độ phòng thường kéo dài thời gian sử dụng từ 3 – 4 ngày (đối với bánh mì tự làm) và khoảng 7 ngày (đối với bánh mì mua ở ngoài).

Ngoài ra, việc bảo quản bánh mì trong túi kín hoặc hộp đựng thực phẩm và đặt trong ngăn mát tủ lạnh có thể kéo dài thêm thời gian sử dụng bánh mì từ 3 – 5 ngày. Thậm chí, đặt trong ngăn đông có thể kéo dài đến tận 6 tháng.

Các loại bánh mì cũ có thể được bảo quản theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo bánh mì không bị hỏng trước khi sử dụng. Do đó, bạn có thể tận dụng một số mẹo đối với bánh mì cũ như:

  • Chế biến thành nhiều món bánh mì như bánh mì nướng, bánh quy giòn, bánh mì pudding,…
  • Sử dụng bánh mì cũ vụn cho một số món ăn như pate, bánh chuối nướng, làm topping cho bánh bèo,…
  • Cắt nhỏ và bảo quản bánh mì trong ngăn đông để sử dụng khi cần hoặc đem đi chế biến.

Cách bảo quản bánh mì sandwich
Cách bảo quản bánh mì sandwich

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có mập không? Cách bảo quản bánh bị lâu ra sao rồi đấy. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Xem nhiều nhất