Review địa điểm ăn vặtCách chọn mua chân gà, phân biệt chân gà sạch và an...

Cách chọn mua chân gà, phân biệt chân gà sạch và an toàn

Chân gà là một món ăn bình dân thường được sử dụng làm các món nướng, món chiên,… Hôm nay chuyên mục mẹo vào bếp của chúng tôi chia sẻ bạn cách chọn mua chân gà tươi ngon, phân biệt chân gà sạch.

1. Cách chọn mua chân gà

Quan sát bên ngoài

Chân gà bị bơm nước khi quan sát bên ngoài thấy sẽ khá mập, chân căng phồng, lớp da không bị nhăn, kích thước các chân đều nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Nếu chân xuất hiện các dị tật, nổi cục u nần, máu tụ thì có thể đây là chân từ gà bệnh, bạn cũng không nên chọn những chân gà bị dập nát hay lớp da bị trầy xước vì có thể chân gà đã được bảo quản lâu.

Sự co dãn ở khớp chân

Chân gà tươi ngon thường có 4 ngón cong hướng vào bên trong, khi nhấn mạnh thì mới căng phồng ra. Đối với chân gà ngâm nước các ngón căng phồng tách xa nhau, xòe rộng, các khớp không còn linh hoạt.

Chân gà bị bơm nước khi quan sát bên ngoài thấy sẽ khá mập
Chân gà bị bơm nước khi quan sát bên ngoài thấy sẽ khá mập

Quan sát màu sắc chân gà

Chân gà tươi ngon sẽ có màu trắng hồng tự nhiên, phần xương bên trong còn đỏ.

Bạn không nên chọn những chân gà có màu sắc lạ, xuất hiện các đốm đỏ, các vết xanh tím đôi lúc ánh xanh nhẹ hoặc màu ngả vàng.

Sờ vào chân gà

Khi sờ vào chân gà không bị nhớt hoặc ẩm ướt ở tay, cầm lên cảm giác chắc tay, lớp da săn chắc có độ đàn hồi thì đó là chân gà còn tươi mới.

Nếu khi ấn vào cảm giác bùng nhùng như có túi khí bên trong hoặc lớp da bị chảy tuột thì đó là chân gà đã bị ngâm đá lạnh để lâu ngày, từ gà bệnh.

2. Phân biệt chân gà sạch và chân gà bơm hóa chất

Chân gà sạch Chân gà bơm hóa chất
Màu sắc Có màu trắng hồng tự nhiên, phần xương bên trong đỏ. Có máu tái xanh, nhợt nhạt, xuất hiện các đốm đỏ, đốm xanh tím đôi khi có ánh xanh nhẹ hoặc màu hơi ngả vàng.
Hình dáng Phần da ở chân gà rõ nếp nhăn, kích thước các chân không đều. Phần da căng không có nếp nhăn, da bị trầy, dập nát, chân gà có kích thước đồng đều, béo mập.
Cảm giác Khi cầm lên chắc tay, có độ căng cứng nhất định, lớp da có độ đàn hồi. Khi ấn vào thấy bùng nhùng ở tay, bị chảy nhớt, da mềm nhão, chảy tuột.
Ngón chân 4 ngón chân cong gập vào trong, khi ấn mạnh mới căng phồng, duỗi thẳng hay xòe ra. 4 ngón chân duỗi căng to, các ngón tách xa nhau.

Phân biệt chân gà sạch và chân gà bơm hóa chất
Phân biệt chân gà sạch và chân gà bơm hóa chất

3. Cách sơ chế chân gà không hôi tanh

Để khử mùi hôi của chân gà, bạn dùng muối bóp rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần.
Bạn có thể ngâm chân gà ngập trong nước với 15gr baking soda và 15ml giấm gạo trong 15 – 20 phút. Việc ngâm như vậy sẽ giúp chân gà loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn và sẽ nhanh mềm hơn khi nấu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc chân gà với một ít muối, rượu trắng giúp khử mùi hôi của chân gà một cách hiệu quả.

Mẹo: Ngâm chân gà càng lâu trong đá lạnh sẽ giúp cho chân gà càng giòn ngon hơn.

Chân gà nên được mua tại các cửa hàng uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên mua chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, trên da không có các đốm màu sắc khác lạ như: xanh, đỏ, vàng. Khi dùng tay sờ vào thấy nhơn nhớt, có dịch lạ chảy ra thì không nên mua. Chân gà độn nước có bề ngoài đều và đẹp, mập mạp, phần ngón căng phồng, dùng tay bóp sẽ thấy mềm. Chân gà bình thường nhỏ và xấu, 4 ngón cong và gập vào trong.

Chân gà có 2 loại: chân gà ta và chân gà công nghiệp
Chân gà có 2 loại: chân gà ta và chân gà công nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

Chân gà có 2 loại: chân gà ta và chân gà công nghiệp, chân gà công nghiệp được ưa chuộng hơn vì có nhiều thịt, tiện lợi để thực hiện món chân gà rút xương. Có thể mua chân gà rút xương sẵn hoặc mua về tự rút xương tại nhà nhé!

Chỉ với vài cách đơn giản bạn đã dễ dàng chọn mua chân gà tươi ngon, các công thức chế biến đơn giản từ chân gà sẽ làm cho bữa cơm gia đình bạn luôn mới lạ. Chúc bạn chế biến thành công những món ăn từ chân gà như chân gà sốt thái, chân gà ngâm sả tắc,… nhé.

Xem nhiều nhất