Món ăn vặt ngonBánh tai yến - món bánh ngon dân dã của miền Tây...

Bánh tai yến – món bánh ngon dân dã của miền Tây sông nước

Bánh tai yến hay còn được gọi với cái tên – bánh nón. Chiếc bánh có hình dạng tròn và có đường viền gần giống như tổ của loài chim yến. Nhìn qua thì mọi người cho rằng loại bánh này rất khó làm, nhưng nếu biết cách pha bột thì mọi người có thể làm thành công ngay lần đầu. 

Xuất xứ ra đời của món bánh tai yến trứ danh miền Tây

Những tín đồ mê ăn quà vặt ở đất Sài Thành thì không còn xa lạ gì với loại bánh nón này nữa. Nhưng những năm gần đây, hình ảnh những xe hàng rong bán chiếc bánh này đã thưa thớt hơn trước đây rất nhiều. các bạn hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc chiếc bánh nón này nhé!

Tín đồ mê ăn quà vặt ở đất Sài Thành không xa lạ gì với bánh này
Tín đồ mê ăn quà vặt ở đất Sài Thành không xa lạ gì với bánh này

Nguồn gốc xuất xứ

Bánh tai yến có nguồn gốc xuất xứ từ miền Tây sông nước, và dần theo chân những người dân nơi đây lên Sài Gòn lập nghiệp. Dần dần, món bánh này không biết từ bao giờ trở thành món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Sài Gòn, những hình ảnh gánh hàng rong bán bánh nón ở các góc phố, các lề đường cũng dần trở nên thân thuộc trong mắt tất cả mọi người.

Nguồn gốc cái tên bánh tai yến

Đã bao giờ bạn có thắc mắc như vậy chưa? Sỡ dĩ, bánh được gọi tên như vậy là vì hình dáng của chiếc bánh bên ngoài giống như 1 chiếc tổ của chim yến. Và hình dáng cũng gần giống với 1 chiếc nón nên cũng có thể gọi là bánh nón cho ngắn gọn. 

Để làm nên chiếc bánh tai yến khá là đơn giản, với những thành phần nguyên liệu dễ tìm chủ yếu gồm: đường, bột năng, bột gạo và nước cốt dừa. Sau đó, trộn thật đều những nguyên liệu trên lại với nhau. Rồi ủ cho bột nghỉ khoảng từ 3 tiếng đến 4 tiếng. Cuối cùng chiên bánh trên chảo ngập dầu,…

Tiêu chuẩn một chiếc bánh tai yến

Một chiếc bánh tai yến đạt tiêu chuẩn chính là có phần viền ngoài giòn rụm, nhân bên trong mềm dai. Đây là món bánh thường được ăn vào buổi sáng hoặc những buổi xế chiều rất phù hợp. Để thưởng thức chọn vị thơm ngon của chiếc bánh nón này, các bạn nên dùng ngay khi nó còn nóng hổi trên tay. 

Mỗi chiều ngồi nhâm nhi 1 tách trà cùng chiếc bánh tai yến thì còn gì tuyệt vời bằng. Tuy nhiên, có nhiều người lại thích ăn bánh khi nguội hơn lúc nóng. Vì phần ruột của loại bánh này, càng để lâu thì càng mềm, càng để lâu thì càng ngon hơn. Tuỳ vào khẩu vị của mỗi người mà các bạn có thể chọn cho mình thời điểm ăn bánh nón phù hợp. 

Ăn bánh tai yến có béo không?

Thành phần dinh dưỡng trong một chiếc bánh tai yến

Mỗi một chiếc bánh tai yến được làm đầy đủ từ những nguyên liệu đã liệt kê ở phần trên. Ta có thể ước chừng và tính toán được Từ nguyên liệu làm bánh tai yến như giá trị dinh dưỡng mang lại từ mỗi chiếc bánh nón như sau: chiếc bánh chứa khoảng 965 calo, chứa tới 225g  glucid và 7,2g protein cùng với 0,5g thành phần lipid.

Với thành phần giá trị dinh dưỡng như trên thì chiếc bánh tai yến chứa nhiều glucid và rất ít thành phần lipid, protid. Vậy nên khi ăn bánh nón ta cần kết hợp thêm đạm, rau xanh và những loại trái cây chín để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Món bánh này chủ yếu được dùng như một loại thức ăn nhanh. 

Mỗi một chiếc bánh nón được làm đầy đủ từ nhiều nguyên liệu
Mỗi một chiếc bánh nón được làm đầy đủ từ nhiều nguyên liệu

Ăn bao nhiêu lượng bánh tai yến là thích hợp? 

Với lượng calo lên tới gần 1000kcal thì những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều. Để đảm bảo ăn các chất dinh dưỡng khác trong khoảng tiêu thụ 2000 calo một ngày. Nến nếu sử dụng thường xuyên và số lượng nhiều có thể dẫn tới nguy cơ béo phì, do thừa cân và nguy cơ về bệnh tiểu đường… Vì vậy, không nên ăn nhiều bánh nón vì thành phần lớn là chất đường bột, nhiều dầu mỡ và protid.

Khi dùng bữa bằng bánh tai yến, một lời khuyên dành cho các bạn là nên kết hợp cùng với nước trà hoặc nước lọc. Mục đích để tạo cảm giác no nhanh và hạn chế sự hấp thụ thức ăn vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, các bạn hãy kết hợp ăn cùng với các loại rau xanh như rau sống để đỡ ngán, ăn cùng với chất đạm để đủ nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Nếu ngày nào bạn lỡ chẳng may cung cấp nhiều hơn 2000 calo cho cơ thể. thì các bạn hãy tập luyện thể dục, thể thao để tiêu hao bớt năng lượng. Các bộ môn như: chạy bộ, gym, yoga, đi bộ, thể dục nhịp điệu, đánh cầu lông, bơi lội sẽ giúp bạn có được vóc dáng lý tưởng mà không lo béo phì. Tập luyện thể dục còn giúp nâng cao sức đề kháng và tránh được nhiều bệnh về tim mạch, xương khớp,… 

Bí quyết để ăn bánh tai yến mà không bị ngấy thì bạn hãy chấm cùng với tương ớt. vị tương ớt cay cay đượm nồng kết hợp cùng vị giòn của bánh chắc chắn sẽ tạo nên một món ăn hoàn hảo. 

Nguyên liệu làm bánh tai yến có dễ tìm?

Nguyên liệu để làm nên món bánh này cực kỳ đơn giản và dễ tìm. Những nguyên liệu chính gồm: bột gạo, bột năng, bột sắn dây, đường. và còn cần thêm các gia vị hương liệu khác như đường tạo độ ngọt, nước cốt dừa tạo độ béo ngậy thơm ngon cho miếng bánh. 

Cách để kiểm tra một chiếc bánh nón đạt tiêu chuẩn là nó khiến người thưởng thức cảm nhận được cả độ giòn của vỏ bánh và độ mềm dẻo trong nhân bánh. Vỏ bánh giòn là khi cho vào miệng thì giòn tan, bẻ cong không bị nhàu, nhân ở giữa thì vừa mềm vừa ngậy. Loại bánh này sẽ thường thấy các cô chú bán hàng rong đi rao vào buổi sáng hay buổi chiều tà. 

Bánh nón được coi là một loại bánh mộc mạc
Bánh nón được coi là một loại bánh mộc mạc

Cách làm bánh tai yến cực ngon

Bánh tai yến được coi là một loại bánh mộc mạc, dân dã, bởi thành phần chính chỉ bằng bột gạo. Phần rìa bánh bên ngoài giòn tan, phần nhân bánh bên trong thì vừa mềm vừa dẻo. Khi thưởng thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt và ngậy của nước cốt dừa. 

Thành phần nguyên liệu

Dưới đây là những nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh tai yến. Liều lượng nguyên liệu dưới đây sẽ làm được khoảng 15 đến 16 cái bánh này, gồm:

  • Bột gạo: 250 g
  • Bột nếp: 50 g
  • Đường cát: 160 g
  • Nước lọc: 250 ml
  • Vani: 2 ống 
  • Dụng cụ: Chảo chiên sâu lòng, chậu, ly nhỏ,…

Các bước làm bánh tai yến

Bước 1: Trộn bột

Cho lần lượt bột gạo 250g, bột nếp 50g , nước lọc 250ml, 2 ống vani vào chậu inox nhỏ rồi trộn hỗn hợp bột sao cho đều. Thời gian nhồi bột khoảng 10 phút bằng tay, khi thấy xuất hiện các bong bóng khí li ti là dừng.

Bước 2: Trộn đường

Tiếp tục, các bạn cho khoảng 160g đường vào trong chậu inox bột và lại trộn đều lên. Hỗn hợp sẽ lỏng và chảy hơn ban đầu khi đường bắt đầu tan ra. Thời gian nhồi bột tiếp theo khoảng 15 phút để hỗn hợp hoà quyện vào nhau và bột mềm hơn. Nhồi lâu sẽ giúp bột đạt được độ sệt và dẻo nhất định, giúp cho việc chiên rán bánh tai yến nở ra tạo hình rễ tre. Sau khi trộn xong thì các bạn để bột nghỉ trong khoảng 15 – 20 phút rồi chiên bánh.

Bước 3: Chiên bánh

Chọn những chiếc chảo sâu lòng để chiên bánh thì bánh sau khi chiên mới có độ phồng và tai bánh vểnh lên, tạo những thành phẩm đẹp mắt, đạt tiêu chuẩn. Nhớ giữ lửa ở mức vừa không quá to hay quá nhỏ. Đợi dầu sôi già mới từ từ cho bột vào

Thả bột dứt khoát từ những chiếc ly nhỏ, thả vào giữa lòng chảo để tạo được độ vểnh cho phần rìa bánh tai yến. Khi nào một mặt vàng thì mới lật sang mặt bên kia.

Bước 4: Thưởng thức

Thành phẩm là những chiếc bánh nón chín vàng đều 2 mặt, thơm ngon, giòn rụm. Sẽ là món ăn yêu thích cho tất cả mọi người.

Thành phẩm là những chiếc bánh nón chín vàng đều 2 mặt
Thành phẩm là những chiếc bánh nón chín vàng đều 2 mặt

Những lưu ý về cách làm bánh tai yến

Tuy nhìn qua sẽ thấy làm một chiếc bánh nón rất đơn giản và dễ làm, nhưng để có những chiếc bánh chuẩn vị, giòn ngon đúng điệu thì các bạn nên lưu ý những mẹo nhỏ dưới đây:

Bí quyết trong việc tạo hình chiếc bánh

Để chiếc bánh nón có phần rìa bánh nở to, có phần cong lên và độ giòn đạt chuẩn thì khi trộn bột, bạn hãy nhớ cho thêm một ít nước ấm vào trong hỗn hợp bột nhé. Nên giữ một lượng nước vừa đủ, tránh làm loãng bột.

Để bánh có những kích thước đồng đều nhau, trăm cái như một thì các bạn nên sử dụng 1 dụng cụ để đong bột cho từng chiếc bánh. Các bạn có thể sử dụng ly, chén, bát tuỳ ý thích. Và các bạn cũng có thể thay đường trắng bằng đường thốt nốt sẽ khiến bánh có hương vị thơm ngon hơn đấy. 

Bí quyết trong chế biến bánh nón

  • Bánh nên được chiên trong những chiếc chảo sâu lòng và ngập dầu sẽ giúp bánh phồng và giòn ngon hơn. 
  • Chảo sâu lòng khoảng 4cm – 5cm sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất cho việc chiên những chiếc bánh này.
  • Để bánh đỡ ngán và bớt dầu mỡ, khi lấy ra các bạn nên lót giấy thấm dầu cho bánh.
  • Dùng nước cốt dừa thay cho nước lọc thì bánh sẽ thơm và béo hơn.
  • Để viền bánh rộng nhiều và nở to hơn, bạn có thể thêm vào hỗn hợp bột một ít nước cho bột lỏng ra. 
  • Khi bánh được chiên ngập trong dầu, phần rìa bánh sẽ vểnh to, vỏ bánh sẽ giòn hơn. 
  • Tuy chiên ngập dầu giúp bánh phồng và giòn nhưng không nên đổ quá nhiều, vì có thể khiến bánh bị lỏng và chảy ra, phần tai bánh sẽ không thể vểnh cao được.
  • Khi chiên bánh nên sử dụng những dụng cụ để đong bột cho từng chiếc bánh. Để tạo ra những thành phẩm có cùng kích thước, nhìn sẽ đều và đẹp mắt hơn rất nhiều. 
  • Bốt nên được rót từ trên cao xuống dưới lòng chảo một cách thật dứt khoát.

Chiếc bánh nón có phần rìa bánh nở to, có phần cong lên và độ giòn
Chiếc bánh nón có phần rìa bánh nở to, có phần cong lên và độ giòn

Kết luận

Chiếc bánh tai yến dân dã là thế nhưng ai đã từng ăn món bánh này rồi đều muốn ăn thêm nữa vì rất ngon miệng và đặc biệt. Chẳng cần phải ra hàng quán nữa, mà với những công thức làm bánh trong bài viết thì các bạn có thể thoải mái làm những mẻ bánh thơm ngon chiêu đãi cho cả gia đình rồi. Chúc các bạn thành công ngay từ lần vào bếp làm món bánh này nhé!

Xem nhiều nhất