Review địa điểm ăn vặtBánh mì chảo - Món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được...

Bánh mì chảo – Món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được ưa chuộng

Bánh mì chảo được du nhập từ phương Tây, bởi cách ăn sử dụng tay, dĩa, đĩa, khác với loại bánh mì kẹp truyền thống của Việt Nam. Dù vẫn thường dùng kèm với các nguyên liệu thịt hun khói, xúc xích, pate trứng…. các loại rau, đi cùng đó là phần nước sốt sền sệt. Bạn đã biết những bí quyết giúp món ăn này trở nên được ưa thích chưa?

Các nguyên liệu cần thiết để làm bánh mì chảo

Hình dung một cách dễ hiểu về món bánh mì chảo, chính là bánh mì ăn kèm cùng các loại nguyên liệu khác, được để riêng trong khay hoặc chảo. Tùy vào nhu cầu của người dùng mà các nguyên liệu này cũng trở nên đa dạng và phong phú. 

Các nguyên liệu ăn kèm cơ bản thường thấy

Xúc xích là loại nguyên liệu được nhiều người ưa thích và sử dụng nhiều trong món bánh mì chảo. Bởi vì nhanh gọn có sẵn của loại thực phẩm này cũng như mùi vị khá ngon, cung cấp một nguồn đạm, protein cho cơ thể.

Trứng gà cũng là nguyên liệu phổ biến tiếp theo, vì giá cả khá rẻ và dễ dàng tìm mua. Cách chế biến thông dụng thường thấy là chiên, khi dùng trong món bánh mì chảo, người ta sẽ ăn ở hai dạng là chín hẳn và trứng lòng đào.

Pate gan không chỉ được biết đến là nguyên liệu phổ biến trong các món bánh mì truyền thống của Việt Nam. Mà còn được ưa chuộng dùng trong món bánh mới mẻ này. Với giá thành vừa phải, vị béo béo, mềm mềm, rất dễ ăn. 

Khoai tây và các rau củ ăn kèm: Thông thường người ta sẽ dùng 2 loại khoai tây là phần khoai tây hấp chín làm nhuyễn thành các cục tròn tròn, hoặc khoai tây chiên lát dài. Rau củ ăn kèm thường có các món nộm chua ngọt, dưa chuột, rau thơm, cà chua, ngô ngọt, hành tây. 

Các nguyên liệu ăn kèm không phổ biến khác

Thịt bò : có lẽ vì giá thành có phần cao, nên đây là loại nguyên liệu không thường thấy. Với miếng miếng thịt bò áp chảo xém cạnh, hay xào lăn chín tái, ngọt ngon, sẽ khiến món bánh mì của bạn trở nên đầy đủ chất và vô cùng thơm ngon. 

Thịt chân giò ủ muối: do cách chế biến có phần hơi cầu kỳ, đây cũng là một thực phẩm không được phổ biến cho lắm. Bạn có thể tìm mua dạng đã chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian. 

Thịt viên, xíu mại, xá xíu là tên gọi của một món thịt lợn được băm nhỏ, trộn gia vị, bọc tròn thành từng viên, hay được ăn kèm với bánh mì, khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Cũng được sử dụng trong món bánh mì chảo, tuy nhiên ăn kèm sốt sệt đặc trưng thay vì nước dùng xương truyền thống. 

Nguyên liệu cho nước sốt dùng 

Các nguyên liệu cho nước sốt thường gồm các loại thực phẩm tươi là  cà chua, ớt tươi, hành tây. Cùng các gia vị đi kèm khác gồm có bơ, nước mắm, đường, tương ớt, tiêu đen, bột năng. 

Các thực phẩm chế biến sẵn cũng được lựa chọn nhiều 
Các thực phẩm chế biến sẵn cũng được lựa chọn nhiều

Cách chế biến Bánh mì chảo

Bánh mì chảo không phải là một món ăn cầu kỳ, vì thế bạn hoàn toàn có thể chuẩn làm ở nhà cho gia đình mình cùng thưởng thức vào dịp cuối tuần. 

Phần nguyên liệu mặn 

Đối với các nguyên liệu có sẵn như bánh mì, pate, thịt hun khói… có thể làm nóng bằng lò si sóng hoặc nồi chiên không dầu trong vài phút. 

  • Xúc xích: nên khứa các đường dọc theo chiều dài của một cây, hoặc cắt tỉa hình hoa. Để khi chiên lên, thực phẩm được giòn ở các cạnh, chín đều, đẹp mắt hơn. 
  • Trứng gà: bạn có thể lựa chọn cách chiên chín kĩ, vừa tới hoặc lòng đào tuỳ sở thích. Nên để nguyên phần lòng đỏ và trắng như cách ốp la, không nên đánh đều để chiên trong các bữa cơm nha.

Phần nguyên liệu rau củ

Khoai tây có hai cách để chế biến khoai tây là dạng xay nhuyễn và chiên. 

  • Đối với dạng nghiền, bạn cần sơ chế khoai tây sau đó đem đi hấp chín cùng một chút muối trắng, rồi xay nhuyễn hoặc dầm nhuyễn bằng tay đều được. Sau đó tạo hình thành từng viên nhỏ và sử dụng ăn kèm nước sốt. 
  • Với dạng thứ hai là khoai tây chiên: hình dáng sẽ cắt khúc dài như khoai tây chiên thông thường.

Món nộm đu đủ, cà rốt: đây cũng là rau ăn kèm giúp đỡ ngán cho phần nguyên liệu thịt hay các loại chiên rán. Đu đủ và cà rốt làm như một món nộm thông thường, gồm có nước mắm, chanh, đường trộn lẫn. Các loại rau sống như rau mùi, dưa chuột và cà chua thì chỉ cần sơ chế sạch sẽ, thái lát và trang trí lên trên. 

Cách làm nước sốt bánh mì chảo truyền thống

Thực chất món ăn này bạn chỉ cần kết hợp riêng lẻ các thực phẩm mình muốn sử dụng với nhau, sau đó ăn cùng nước sốt. Cùng mình tìm hiểu xem để có một món sốt thơm ngon thì cần làm những gì nhé

Nguyên liệu cho phần nước sốt

  • Cà chua: gồm cà chua tươi, hoặc có thể thêm cà chua cô đặc, tương cà. 
  • Hành tây : giúp tăng độ ngọt tự nhiên cho nước sốt
  • Ớt tươi: loại ớt trái to, suôn dài không quá cay nhưng có màu đỏ tự nhiên
  • Các gia vị : hạt nêm, đường, tiêu đen, bơ và bột năng.

Các bước chế biến nước sốt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà chua bạn nên trụng qua nước nóng khoảng 1 phút, phần vỏ sẽ dễ dàng bóc ra được. Sau đó cắt đôi bỏ đi phần hạt, chỉ giữ lại phần thịt.
  • Hành tây rửa sạch, cắt lát
  • Ớt tươi cắt đôi, loại bỏ phần hạt

Bước 2: Chế biến nguyên liệu

  • Giữ lại 1 ít hành tây băm nhuyễn, rồi phi thơm với dầu ăn.
  •  Phần  cà chua, hành tây, ớt tươi đã làm sạch, cho vào xay nhuyễn. Thêm đường, hạt nêm và tiêu vào khi xay để gia vị được đều hơn. 
  • Cho phần hỗn hợp lên chảo, đun lửa nhỏ. Bột năng, hoà cùng nước lọc, rồi rưới từ từ, đồng thời đảo tay. Cho tới khi thấy hỗn hợp sền sệt thì cho thêm bơ vào và đảo đều. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng là đã hoàn thành phần nước sốt cho món bánh mì chảo của mình rồi. 

Nước sốt được xem như là linh hồn của món bánh mì chảo
Nước sốt được xem như là linh hồn của món bánh mì chảo

Những lưu ý nhỏ khi làm bánh mì chảo

Để có một phần bánh mì chảo thơm ngon chuẩn vị, cũng cần có nhiều lưu ý khi chế biến và chọn nguyên liệu. 

Lưu ý khi chọn nguyên liệu:

Bánh mì : Nên chọn loại nhạt, vì bánh mì ngọt khi kết hợp với các món mặn ăn kèm sẽ tạo ra vị rất ngang. Vì thực chất món bánh mì chảo là món mà bạn sẽ ăn phần thức ăn đi kèm của nó nhiều hơn phần bánh mì. 

Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt nguội…, bạn nên chọn loại có gia vị không mặn, vì còn ăn kèm nước sốt đã nêm nếm vừa miệng. Các loại thực phẩm đã chế biến này, cũng cần mua ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng. 

Ngoài các loại rau ăn kèm mình đã kể phía trên, bạn cũng có thể dùng thêm các loại khác như ngô ngọt luộc tách hạt, đậu hà lan luộc, bắp cải tím thái sợi. Tuy không được phổ biến, nhưng cũng là một lựa chọn không tồi để đa dạng hơn trong cac món ăn kèm.

Chế biến phần nguyên liệu 

Khoai tây nghiền: đối với cách làm khoai tây này, nếu dùng máy xay bạn chỉ nên để xay nhẹ một chút , vì khi luộc chín khoai tây rất mềm và chứa nhiều nước. 

Khoai tây chiên: Khác với món khoai tây chiên bạn thường thấy, để ăn kèm sốt bánh mì thì bạn không nên chiên cùng các loại bột vì có thể phần bột sẽ bị mềm ra khi để cùng sốt. Và ở khâu sơ chế, bạn nên ngâm khoai tây sống trong nước muối pha loãng 10-15p thì khoai tây sẽ không bị thâm, giữ nguyên được màu sắc vàng vốn có.

Đối với món rau nộm chua ngọt, có một mẹo để cho món nộm này giòn và bớt vị hăng hơn là khi sơ chế, bạn hãy ngâm với nước muối pha loãng, có bỏ thêm vài viên đá trong vòng 15p. Khi chưa sử dụng có thể bảo quản trong tủ lạnh. 

Khi làm nước sốt bánh mì chảo

Nét đặc trưng của món bánh mì chảo là phần nước sốt cà chua đậm đà, tuy nhiên khi lựa những loại cà chua không chín đủ độ thì màu sắc sẽ có phần nhạt không được hấp dẫn. Vì thế bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại cà chua cô đặc, hay sốt cà chua được chế biến sẵn, nấu kèm cà chua tươi. 

Bột năng là nguyên liệu giúp nước sốt được sánh đặc hơn, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, tránh mất đi mùi vị đặc trưng của cà chua. Khi dùng nguyên liệu này bạn cũng cần lưu ý,  nên hoà bột đều với nước nguội trước khi cho vào nồi nước sốt, vì như thế bột sẽ không bị vón cục. 

Thêm hành tây để tăng vị ngọt tự nhiên thay vì dùng đường để tạo độ ngọt. Không chỉ thế, việc phi thơm hành tây cùng dầu ăn, sau đó mới cho cà chua vào, sẽ giúp cà chua bớt mùi hăng. Đó cũng là bí quyết giúp món sốt thêm thơm ngon hấp dẫn. 

Phần ruột bánh rỗng một chút khi ăn sẽ không có cảm giác khô.
Phần ruột bánh rỗng một chút khi ăn sẽ không có cảm giác khô.

Những quán bán bánh mì chảo nổi tiếng Hà Thành

Tuy không cầu kỳ trong chế biến, nhưng khâu chuẩn bị nguyên liệu cho món này cũng khá nhiều. Nếu bạn không phải là một người yêu thích nấu nướng, hoặc đơn giản chỉ muốn đổi gió để nếm các hương vị khác nhau. Thì có thể tham khảo một số quán bánh mì chảo ở Hà Nội dưới đây nhé.

Bánh mì chảo Cột Điện quán 

Địa chỉ tại: 39 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây là một chuỗi cửa hàng có rất nhiều cơ sở tại Hà Nội. Ở đây bán loại khá cơ bản, gồm các nguyên liệu thường thấy như xúc xích, trứng, pate… ăn kèm rau nộm muối chua, khoai tây nghiền. 

Vua bánh mì chảo 

Địa chỉ tại: Số 1 cổng Ô Quan Chưởng, Hoàn Kiếm

Đồ ăn kèm ở quán này đặc trưng là các viên xíu mại và phần thịt bò thơm mềm. Ăn kèm với đu đủ muối giống như món bún chả thường thấy và không có khoai tây như các quán khác. Ngoài ra, bạn có thể thử kèm món bò kho cũng rất đậm đà

Bánh mì Ô Long

Địa chỉ tại : Số 67 Hồ Đắc Di, Đống Đa

Ngoài loại bánh mì chảo cơ bản thông thường, với phần pate được làm xém các cạnh thơm lừng. Suất đặc biệt ở quán còn được biết đến với phần thịt bò áp chảo thơm mềm, phần nước sốt ở đây cũng khá đặc trưng

The banh mi By Kun

Địa chỉ : 16 Lò Sũ, Hoàn Kiếm

Ngoài các loại bánh mì chảo truyền thống, như tên gọi có phần Tây của nó, menu ở đây còn biến tấu thêm phần sốt như vị sốt phô mai, sốt trứng muối, sốt cà ri, … 

Nước sốt sền sệt nhưng không đẫm màu cà chua thường thấy
Nước sốt sền sệt nhưng không đẫm màu cà chua thường thấy

Kết bài 

Khác với bánh mì kẹp, hay bánh mỳ sốt vang, phần đặc trưng của món bánh mì chảo chính là ở khâu làm nước sốt, với màu đỏ thẫm đặc trưng của cà chua khi được nấu chín, sền sệt thơm ngon cùng các gia vị đi kèm. Cũng vì thế món ăn này được nhiều người yêu thích, vì khá dễ ăn, và giá thành hợp lý. Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn đổi món cho gia đình mình nha.

Xem nhiều nhất